2 cách tháo bột đắp móng không gây đau rát

2 cách tháo bột đắp móng không gây đau rát

Sử dụng bột đắp móng hỗ trợ tạo hình được nhiều chị em yêu thích bởi vẻ ngoài sang trọng và quyến rũ. Bên cạnh đó không ít nàng còn ngần ngại vì khâu tháo bột đắp móng sau khi sử dụng còn rườm rà, đôi khi gây đau đớn. 

Qua hướng dẫn từ bài viết lần này, Yabe gửi đến nàng hai cách tháo bột đắp móng vừa nhanh, vừa tiện lợi và hạn chế tổn thương móng nhất có thể. 

cách tháo móng đắp bột

2 cách tháo bột đắp móng không gây đau rát

3 điều cần biết về bột đắp móng  

1. Bột đắp móng là gì ? 

Bột đắp móng là một loại bột được dùng thêm lên trên bề mặt của móng tay thật nhằm mục đích trang trí và tạo độ dài móng theo nhu cầu. 

Chất liệu chính của bột đắp móng là hỗn hợp các loại hoá chất chuyên dụng gồm có Monomer và Polymer. Sau khi thực hiện các bước dưỡng móng cơ bản, tạo form móng và chà mặt móng để tăng độ ma sát, kỹ thuật viên nail sẽ dùng loại cọ đắp bột đặc biệt để đắp loại bột này lên mặt móng. 

Các mẫu đắp bột móng
Các mẫu đắp bột móng

2. Cách gắn bột đắp móng. 

Móng bột thường được quét và gắn kết rất nhanh với móng tay tự nhiên bằng keo. Khi bắt đầu tróc ra hoặc trở nên dày hơn do sơn phủ nhiều lần, đây là lúc nàng cần loại bỏ chúng. 

READ  Kỹ thuật làm nail rắc bột an toàn

3. Cách tháo bột truyền thống. 

Phương pháp phổ biến nhất để tháo bột đắp móng là ngâm tay trong axeton, tuy nhiên đây là cách dễ gây kích ứng nhất và làm khô ráp làn da của khách hàng. 

Vì thế, để khâu tháo móng diễn ra nhanh và an toàn hơn, nàng hãy dùng hai cách sau đây từ Yabe để gỡ móng đắp bột không cần dùng axeton. 

Cách tháo bột đắp móng không đau rát 

Các bước đắp bột móng
Các bước đắp bột móng

Cách 1: Dùng dung dịch sáng đá. 

* Chuẩn bị dụng cụ: Bút dưỡng móng, bộ móng giả kích thước bất kỳ, nước sáng đá (nước làm sáng bóng đá khối đính móng), giấy lau. 

– Bước 1: Dùng dưỡng móng (tinh chất hoặc dầu dưỡng) thoa đều vùng da quanh móng. 

– Bước 2: Lấy móng giả lách nhẹ vào phân chân móng. 

– Bước 3: Dùng dung dịch sáng đá chuyên dụng, chấm nhẹ vào phần khe nhỏ vừa lách ra được, thực hiện liên tục đến khi bật được phần móng bột giả ra ngoài. 

– Bước 4: Lau sạch lại mặt móng, chuẩn bị các bước dưỡng móng tiếp theo. 

Cách 2: Dùng sợi chỉ. 

* Chuẩn bị dụng cụ: Kềm cắt móng giả, bút dưỡng móng, sợi chỉ loại dày. 

– Bước 1: Dùng kềm bấm móng giả, bấm móng ngắn lại. 

– Bước 2: Dùng dưỡng móng (tinh chất hoặc dầu dưỡng) thoa đều vùng da quanh móng. 

– Bước 3: Dùng sợi chỉ lách dần vào phần chân móng, kéo từ từ cho đến khi móng bột được bật ra ngoài. 

READ  Gợi ý 4 kiểu nail tráng gương đẹp xuất sắc

– Bước 4: Lau sạch lại mặt móng, chuẩn bị các bước dưỡng móng tiếp theo. 

Lưu ý khi tháo bột đắp móng. 

Dưỡng móng sau khi tháo móng giả
Dưỡng móng sau khi tháo móng giả

– Thao tác nhẹ nhàng: Vì phần bột đang được gắn chặt với móng thật hoặc móng giả trước khi tháo, chị em cần thao tác thật cẩn thận, tỉ mẩn để không gây tổn thương đến bề mặt móng. 

– Luôn dùng dưỡng móng: Trong quá trình tháo bột đắp móng, hoá chất có thể gây hại đến vùng chân móng hoặc vùng da viền xung quanh. Một lớp dưỡng nhẹ nhàng vừa giúp hạn chế tác hại hoá chất, vừa giúp da trở nên mềm mại hơn. 

Vậy là không cần dùng tới axeton, các bạn kỹ thuật viên từ giờ đã có thể tháo bột đắp móng vừa nhanh lại không gây đau rát trên da của khách. 

Các nàng có thể tham khảo các dụng cụ nail tại YABE STORE.

Đón xem thêm các bài viết lần tới từ Yabe để học thêm nhiều kỹ thuật hữu ích nhé ! 

Xem thêm: