Để có được tổng thể đôi bàn tay đẹp, chị em mình cần chú ý hơn đến các dáng móng phù hợp với hình dáng bàn tay. Hỗ trợ cho nàng trong quá trình tạo hình móng đó là bộ những chiếc dũa móng tay nhỏ xinh vô cùng hữu dụng.
Ở chủ đề lần này, Yabe sẽ phân tích cùng nàng các loại dũa thông dụng, dễ tìm để tạo nên một dáng móng đẹp và tiết kiệm thời gian nhất.
Nội dung bài viết
Vì sao cần dùng nhiều loại dũa móng tay khác nhau ?
Khi làm nail chị em mình sẽ dùng nhiều loại kềm khác nhau cho nhiều mục đích, thì đối với dũa móng tay cũng vậy, nàng sẽ cần một loạt các loại dũa cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Mỗi loại dũa móng tay trên thị trường sẽ có một thông số chung gọi là số grit, một chỉ số thể hiện độ nhám bề mặt của dũa. Tuỳ vào công dụng mà cây dũa mang lại cũng như mục đích sử dụng của chúng, độ grit trên dũa có sự thay đổi từ 100, 150, 180, 1000, 4000….
Ở phần tiếp theo, Yabe sẽ gợi ý 4 loại dũa móng tay phổ biến tương đương với các số grit khác nhau phục vụ cho nhu cầu của nàng.
4 loại dũa móng tay ai cũng cần có
1. Dũa nhám mỏng 180/240
Dũa nhám mỏng là loại dũa móng tay thông dụng nhất mà chị em mình có thể tìm thấy ở tất cả các tiệm nail vì độ tiện lợi cao và dễ dàng sử dụng. Với độ nhám 180/240 cho hai mặt, loại dũa này có thể dùng để dũa mọi loại móng khác nhau và tạo dáng móng nét đẹp.
Các loại dáng móng phổ biến hiện nay là: Móng trái xoan, móng vuông, móng tròn, móng hạnh nhân, móng nhọn…
2. Dũa nhám dày 150/150
Dũa nhám dày còn được gọi với một cái tên quen thuộc hơn đó là dũa phá. Với thông số grit 150/150, dũa phá có độ nhám cao, giúp phá dễ dàng các loại móng bột, móng gel hoặc dũa tạo dáng móng.
Quá trình phá bột, phá gel bằng dũa nhám chỉ phù hợp với lớp bột, gel mỏng vừa phải và mất khá nhiều thời gian thực hiện. Nếu không quen với sự chờ đợi, nàng hãy dùng máy mài móng để tiết kiệm thời gian mài dũa hơn.
3. Buffer 100/180
Buffer (dũa đánh nhám) là loại dũa móng tay chuyên dùng để đánh nhám bề mặt móng trước khi thực hiện các bước sơn tiếp theo.
Loại dũa này có hai hình dạng khác nhau, một loại có bề ngoài giống các cây dũa thông thường, một loại có hình vuông dày trông như một miếng mút xốp. Cả hai hình dạng đều có chung công dụng và chỉ khác nhau ở thiết kế nên nàng có thể chọn loại cầm chắc tay để dễ thao tác hơn nhé.
4. Dũa mài mịn và đánh bóng 1000/4000
Đối với khách muốn làm vệ sinh móng nhưng không có nhu cầu sơn màu, đây sẽ là loại dũa vô cùng quan trọng giúp “phù phép” cho móng tay mịn đẹp, sáng bóng hơn. Sở hữu độ nhám 1000/4000, loại dũa này được mệnh danh là dòng dũa mịn nhất trong ngành nail.
Công dụng chính của loại dũa này đúng với tên gọi của em nó là mài mịn và đánh bóng. Sau khi vệ sinh móng cho khách, kỹ thuật viên sẽ dùng mặt grit 1000 để mài mịn móng và mặt 4000 để đánh mặt móng bóng sáng hơn.
5. Dũa thô 80/80
Đây là một loại dũa móng tay khá đặc biệt vì có độ nhám cao lên đến 80/80. Em dũa này chỉ được dùng để tạo dáng, chỉnh sửa các loại móng giả, móng úp trước khi dùng lên móng thật. Chị em mình không nên dùng để dũa móng thật tránh gây hư hỏng và hại móng.
Lưu ý về độ nhám trên các loại dũa móng tay
Độ nhám (độ grit) được đánh số trên các loại dũa móng tay là thông số quy định chuẩn quốc tế cho ngành nail trên toàn thế giới. Vì vậy khi sắm sửa dụng cụ cho mình, nàng hãy yên tâm về độ nhám cùng một thông số của các hãng dũa trên thị trường đều như nhau nhé.
Giá cả của các loại dũa nói trên tại cửa hàng hoặc trang thương mại điện tử đều ở mức khá rẻ. Chị em mình nên đầu tư cho bản thân trọn bộ những em dũa này để quá trình làm nail được nhanh gọn và tiện lợi hơn. Chị em có thể tham khảo qua YABE STORE nhé!
Chúc nàng tạo được thật nhiều mẫu móng xinh !
Xem thêm:
- Dưỡng móng có thực sự cần thiết ? Công dụng của tinh chất dưỡng móng
- Sơn gel là gì ? 3 lưu ý khi dùng sơn gel
- REVIEW GEL NHỆN VINIMAY – GEL MẠNG NHỆN HOT NHẤT 2021
- Review bột đắp móng EZ Flow 120ml